âm thanh TOA Hơn 25 năm Phân phối TOA

Tìm kiếm

Giỏ hàng

Tìm hiểu về cách sử dụng bàn mixer ( bàn trộn) trong âm thanh

Tìm hiểu về cách sử dụng bàn mixer ( bàn trộn) trong âm thanh
Tìm hiểu về cách sử dụng bàn mixer - Hướng dẫn sử dụng bộ trộn ( mixer ) trong hệ thống âm thanh biểu diễn. Khi đó Mixer trở lên đơn giản không phức tạp như mường tượng ban đầu, với các phím chỉnh đơn giản
  • Mã hàng: TìM HIểU Về CáCH Sử DụNG BàN MIXER
  • Bảo hành: 0 tháng
  • Sản xuất tại: China
- Mới 100%, có CO/CQ
- Phân phối thiết bị âm thanh TOA chính hãng

Tìm hiểu về cách sử dụng bàn mixer ( bàn trộn) trong âm thanh

MIXER (BÀN HÒA ÂM):
Chức năng:
Mixer là trung tâm điều khiển của hệ thống âm thanh với nhiệm vụ hòa trộn nhiều đường tín hiệu vào khác nhau, hiệu chỉnh âm lượng và âm sắc theo ý muốn sau đó đưa ra các đường tín hiệu theo yêu cầu sử dụng.
Vídụ: Output Master là đường tín hiệu chính đưa xuống phục vụ khán giả.
-Output Monitor là đường tín hiệu đưa lên sân khấu phục vụ ban nhạc.
-Output Aux hoặc Output Group là đường tín hiệu đưa ra trộn Echo hoặc xe đài truyền hình, phát thanh…
Nhiệm vụ và cách điều chỉnh các ngõ cắm:
MIC: Ngõ nhập dành cho Micro hoặc những nhạc cụ có độ khuyếch đại yếu( Biên độ tín hiệu vào nhỏ hơn hoặc xấp xỉ 50 mV)
Ngõ nhập này có thể sử dụng Balanced hoặc Unbalanced và để đảm bảo độ an toàn cũng như tránh sock điện khi ta rút jack ra hoặc cắm vào đột ngột lúc máy đang hoạt động các ngõ nhập này thường sử dụng jack canon.

Tìm hiểu về cách sử dụng bàn mixer ( bàn trộn) trong âm thanh
LINE: Ngõ nhập dành cho các nguồn tín hiệu chuẩn đã qua xử lý và khuyếch đại có biên độ tín hiệu trong khoảng từ 0,7 V đến 1,4 V.
Ví dụ: Organ, trống điện, Ghi ta có qua các bộ làm tiếng, Compacdisk, Cassette,…
Ngõ này có thể sử dụng jack Balanced hoặc Unbalanced, nhưng thông thường là Unbalanced.
INSERT: Ngõ nhập dùng để chèn tín hiệu, chỉ sử dụng Unbalanced.
Ngõ này đưa tín hiệu ra và trở về trên cùng một jack để sửa tiếng cho từng đường khi chúng ta muốn sử dụng thêm các thiết bị xử lý tín hiệu dùng để gây hiệu quả mà mixer không có chức năng đó ( ví dụ: Compressor, Equalizer, bộ phá tiếng ).

Tìm hiểu về cách sử dụng bàn mixer ( bàn trộn) trong âm thanh
DIRECT OUT( Balanced hoặc Unbalanced) : Ngõ ra của tín hiệu không đi qua Volume tổng.Thường dùng cho các thiết bị thu âm( Record).
AUX: Ngõ chia tín hiệu, ngõ này chia ra làm 2 loại : AUX PRE và AUX POST.
AUX PRE: tín hiệu được chia không đi qua volum( Fader) thường được dùng cho monitor, ban nhạc hoặc cho xe đài, quảng cáo…
AUX POST: tín hiệu được chia đi qua volum ( Fader) tức là khi đẩy volum to nhỏ thì tín hiệu của AUX cũng bị ảnh hưởng theo. AUX này thường được dùng để trộn EFFECT (Echo, Reveb) hoặc cho ngõ Control ca.
AUX SEND (Balanced hoặc Unbalanced): Ngõ gửi tín hiệu AUX đi đến các máy xử lý tín hiệu (Echo , phase…) hoặc dùng để monitor cho ban nhạc Control ca, quảng cáo, xe đài…
AUX RETURN (Balanced hoặc Unbalanced): Ngõ nhập tín hiệu trở về của các đường Auxsend.
SUB OUT (Balanced hoặc Unbalanced): Đường Out ra của tín hiệu tổng( master)
CR OUT (Balanced hoặc Unbalanced):Đường Out kiểm tra tín hiệu hoặc để control.
TAPE OUT (Unbalanced): Dùng để đưa tín hiệu đến đầu Tape.
TAPE IN (Unbalanced): Dùng để đưa tín hiệu từ Tape vào.
MAIN OUT(Balanced hoặc Unbalanced):Đường out Left và Right xuống Main.
MAIN INSERT(Left / Right): Dùng để chèn thêm bộ sửa tiếng hoặc xử lý tín hiệu cho đường out xuống main.
MONO OUTPUT (Balanced hoặc Unbalaced) :Ngõ nhập chung tín hiệu out ra của hai đường Left và Right.
Công tắc POWER: Công tắc nguồn.
PHANTOM ( 48V ): Công tắc đưa điện DC cung cấp cho Micro condenser ( hay còn gọi là Micro tĩnh ).
HEADPHONE: Ngõ cắm ra Headphone để nghe tín hiệu tổng quát (Dùng Jack stereo)
SUM: Đường ra của tín hiệu tổng, dùng để kiểm tra hoặc dùng thêm Main cho một hướng khuếch đại khác để có thể khống chế riêng biệt .
ĐIỀU CHỈNH VÀ SỬ DỤNG
GAIN hay TRIM: Điều chỉnh biên độ tín hiệu vào. Núm này giúp chúng ta định lượng tín hiệu vào sao cho biên độ tín hiệu vào không vượt quá khoảng làm việc tốt nhất của phần tử khuếch đại đầu tiên của MIXER.
Về nguyên tắc GAIN chỉ cân chỉnh một lần khi thử thiết bị.
Nếu Mixer có đồng hồ chỉ thị hoặc đèn led báo tín hiệu( công tắc PFL, SOLO) thì ta bật lên và căn sao cho đồng hồ tối đa đến mức 0 dB hoặc gần đến đèn led đỏ (Over load) là được.
Khi điều chỉnh Voloume ra (Fader) nếu đã quá vị trí 0 dB mà tiếng vẫn còn nhỏ thì ta mới nâng GAIN lên .Trong trường hợp không có PFL, SOLO thì ta căn theo đèn báo Overload cho đến khi đèn sắp báo overload là vừa, và khi không có cả đèn báo overload thì ta phải nghe sao cho tín hiệu không bị vỡ tiếng.
Không nên vì sợ vỡ tiếng mà giảm GAIN quá nhiều , điều này sẽ làm giảm bớt tần số trầm của các nhạc cụ nền ( trống kích, ghi ta bass, contrebass….) và làm giảm hiệu ứng lực của âm thanh ( cảm thấy âm thanh không chắc, không có lực …) do đó cố gắng giữ vị trí thẳng đường là tốt nhất.
AUX SEND:
Gửi tín hiệu đến Effect hoặc Monitor, khởi điểm ban đầu chúng ta nên để ở vị trí thẳng đường và sẽ hiệu chỉnh theo đèn overload của main monitor.
Nên lưu ý đến các công tắc nhấn:
Pre /Post: AUX đó có chạy qua Volum ( Fader) hay không
Shift: Công tắc đổi vị trí của Aux.ví dụ: AUX 3,4 đổi thành AUX 5,6 ( trong các loại bàn Mixer khác nhau )
TREEPLL (HIGHT): Hiệu chỉnh tần số cao
Một số Mixer thường lấy đỉnh ở tần số 12 KHz và một số Mixer khác có thể lấy cao hơn. Với các Mixer chỉ có 3 Band EQ là Low –Mid –Hight , khi chỉnh núm Hight có thể có tác dụng từ tần số 5 KHz trở lên với độ Effe lên đến ± 15 dB.ban đầu ta để vị trí thẳng đường ( ngưỡng 0, ngưỡng cân bằng ) sau đó tăng giảm tùy theo từng giọng ca hoặc loại nhạc cụ. Tuy nhiên mức hiệu chỉnh cũng không quá ± 6dB.
Với bất kỳ dàn âm thanh nào thì việc đảm bảo tần số cao cũng là điều cực kỳ quan trọng bởi vì các hài âm của giọng ca và nhạc cụ phần lớn nằm trong giải tần số cao. Nếu tần số cao ra đủ nó sẽ làm cho tiếng Cymbais được sắc nét, tiếng ca có độ tinh tế rõ lời và góp phần quan trọng vào sự sống động của âm thanh, làm cho âm thanh có “hồn.”
Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số trường hợp với các nhạc cụ bị nhiễu điện hoặc bị “rít” bị “xì” , chúng ta phải giảm bớt nút này để cho nguồn âm được trong trẻo và “xa”.
MID – BOST – FREQUENCY – CUT:  Hiệu chỉnh tần số trung
Núm này điều chỉnh tần số trong khoảng 100 Hz đến 2,5 đến 5 KHz. Đây là giải tần số có ảnh hưởng rất lớn với giọng ca và với nhiều nhạc cụ. Nó cũng có độ ảnh hưởng rất mạnh đến tai người nghe, nếu chỉnh thiếu sẽ tạo nên độ mờ và mỏng của âm thanh. Ngược lại nếu chỉnh quá dư sẽ gây nên hiệu ứng khó chịu nơi người nghe .
Thông thường với tiếng ca thường không lấy quá vị trí thẳng đường ( vị trí cân bằng ).
Với các công tắc : CUT (Low Cut & Hight Cut) khi nhấn vào sẽ bớt dải tần dưới hoặc trên số ghi trên Mixer với độ Effe từ 12 đến 18 dB.
LOW (BASS ): Hiệu chỉnh tần số thấp
Núm này hiệu chỉnh tần số trong khoảng 30 Hz → 800 Hz với đỉnh Effe trong khoảng 70 Hz → 80 Hx. Trong toàn bộ dải tần số thấp trong khoảng 30 → 440 Hz còn được gọi là tần số nền, nó tạo nên độ dầy và đầy đặn của tòan bộ dàn nhạc mà trong đó quan trọng nhất là tiếng ghita bass và tiếng trống Kik, nó tạo nên độ dầy và sâu của tiếng ca, đặc biệt là các giọng nam trầm. Cần lưu ý tránh hiệu ứng (bonk và boom) còn gọi là (ùm bass) ở các tần số 100 Hz và 120 Hz. Thông thường trong một dàn nhạc việc nâng bass lên mức cao ưu tiên cho ghi ta bass và trống Kik, còn với nhạc cụ khác là không cần thiết trừ trường hợp độc tấu nhạc cụ.
PAN : Cân bằng tín hiệu ra của từng đường trên hai ngõ Output left và right.
Có tác dụng chia nhạc cụ cho hai cột loa để tạo hiệu ứng stereo.
Lưu ý: Khi ca sĩ đứng trước cột loa nào ta hiệu chỉnh PAN cho cột loa đó nhỏ đi.
MUTE: Dùng để tắt mở tín hiệu ra của từng đường khi cần thiết, giúp cho chúng ta xử lý nhanh hơn trong việc tắt mở từng đường mà không cần Fader.
SOLO: Công tắc kiểm tra mức tín hiệu ra của từng đường trên đồng hồ Counter hoặc đèn led và trên tai nghe kiểm tra.
PHANTOM: Đưa điện DC (48V) lên cung cấp cho ngõ nhập Micro trong trường hợp sử dụng Micro điện.
FADER: Volume chỉnh to nhỏ của từng đường với mức chuẩn  tối đa nằm  dB ± 5 % .
CÁC NÚT NHẤN KHÁC:
Trên các Mixer chuyên nghiệp còn có các công tắc nhấn với các mục đích sử dụng khác như:
Đổi đường ra của từng đường trên các ngõ AUX. Ví du: AUX 1-3 hoặc AUX 1-4
Đưa từng đường vào các nhóm khác (Group). Ví dụ: Group
1-2, Group 3-4…
Đưa từng đường vào hoặc không cho ra trên hai ngõ ra chính Let và Right…Ví dụ: L-R, MIX…
Các công tắc này thường bố trí dọc theo từng đường của Mixer. Nó giúp chúng ta xử lý nhanh và phân bổ tín hiệu trên các hệ thống AUX, Monitot và Master.
GROUP:Hiệu chỉnh tín hiệu của từng nhóm.
Các Mixer chuyên nghiệp thường có các Volume này, vì trên thực tế cùng một lúc chuyên viên âm thanh không thể xử lý quá nhiều đường tín hiệu. Chính vì vậy, chúng ta sẽ sắp xếp các nguồn tín hiệu có cùng một chức năng vào cùng một nhóm và khi đó việc xử lý to, nhỏ của nhiểu đường vào cùng một lúc sẽ dễ dàng hơn nhờ các Volume của nhóm đó, tức là Volume Group.
Ví dụ:
Các Mic cho bộ trống nằm ở Group 1.
Các Mic ca bè nằm ở Group 2.
Dàn Mic cho Violon ở Group 3.
Về nguyên tắc chỉnh cần lưu ý: Volume Master luôn luôn lớn hơn Volume Group và Volume Group luôn luôn lớn hơn Volume của từng đường.
HEADPHONE: Volume này điều chỉnh mức tín hiệu ra của Headphone.
MỘT VÀI ĐIỂM CHÚ Ý KHI ĐIỀU KHIỂN BÀN MIXER
Đừng bao giờ cố gắng cho tất cả mọi đường tín hiệu (mọi loại nhạc cụ và ca) kêu bằng nhau mà vấn đề là trong từng lúc, từng chương trình ta xác định cái gì là chính, cái gì là phụ.
Ví dụ: Khi hát thì ca sỹ là chính nhưng khi gian tấu thì dàn nhạc là chính và trong ban nhạc, khi nhạc cụ nào chơi  Solo thì nhạc cụ đó lại trở thành chính và phải chỉnh cho nổi bật hơn.
Với các bài hát mà nhiều người thuộc, cần xử lý cho tiếng ca ngọt ngào, truyền cảm nhưng với các bài hát nhanh gọn mang tính hài hước thì sự rõ lời là cần thiết nhất.
Khi có nhiều Mic ca hoạt động cùng một lúc thì bớt EF cũng như các tần số quá cao hoặc quá trầm để loại bớt hiện tượng cộng âm hoặc âm gây khó chịu cho người nghe.
Khi hát song ca cần phải nhanh nhẹn trong việc ai và lúc nào là người hát bè chính, ai là người hát bè phụ và nên xử lý Echo cho thật khéo để tạo hiệu quả nổi bật giữa hai người.
Khi biểu diễn với ban nhạc mà không có điều kiện tập trước bắt buộc phải cân các tín hiệu trên Monitor thật kỹ và hài hoà cho ban nhạc nghe đồng đều và rõ nét rối mới lo đến bên ngoài.
Khi có sự cố phải thật bình tĩnh, không vội vàng hấp tấp


Tìm hiểu về cách sử dụng bàn mixer ( bàn trộn) trong âm thanh đã hết hàng tại Việt Nam
Xin chọn sản phẩm thương đồng với TOA TìM HIểU Về CáCH Sử DụNG BàN MIXER bên dưới:

Đấu nối dây tín hiệu âm thanh Jack 6 ly - 6ly

JACK 6 LY - 6LY

Dây Tín Hiệu - Dây Loa Jack 6 ly - 6ly - Hướng dẫn các cách đấu nối và hàn jack(giắc) trong tín hiệu âm thanh, từ micro xuống mixer, từ mixer xuống âm ly công suất

Phân biệt đầu Jack đương - âm trong âm thanh

CáCH PHâN BIệT JACK âM DươNG

Phân biệt jack canon, 6 ly, jack rca để đấu nối các loại dây các trong âm thanh - Chất lượng tín hiệu trong âm thanh bị ảnh hưởng rất nhiều trong các tín hiệu đấu nối

Hướng dẫn đấu loa và các kiểu đấu loa

HướNG DẫN đấU LOA Và CáC KIểU đấU LOA

Đấu loa song song khi 1 loa bị xảy ra sự cố hệ thống vẫn hoặt động bình thường Trở kháng của loa khi ghép loa lại với nhau nhỏ sẽ cho ra công suất lớn hơn ( không được nhỏ quá 2 Ohm)

Thiết bị đầu ra cho Hệ Thống Âm Thanh

Là thiết bị đảm nhiệm phần khuyếch đại công suất của tín hiệu lớn lên và đưa ra loa. Công suất ra: Thông thường các ampli thường ghi chỉ tiêu công suất ra tương ứng với các

Sửa chữa Loa thùng

SửA CHữA LOA

Dịch vụ sửa chữa loa thùng trong thời gian nhanh nhất giúp quí khách hàng tiết kiệm được thời gian đi lại ( Dành cho các truờng hợp đặt hàng qua mobile hoặc giao dịch trực tiếp tại cơ sở)

Sửa chữa âm ly công suất

SửA âM LY

Nếu bạn đang đặt âm ly công suất ở một nơi có nhiều từ trường, hãy chuyển em nó sang chổ khác có nguồn điện sạch sẽ (gần đồng hồ điện).

Đấu nối jack trong âm thanh: Dây giắc canon - canon

JACK CANON - CANON

Đấu nối jack trong âm thanh: Dây giắc canon - canon - Hướng dẫn các cách đấu nối jack tín hiệu âm thanh, jack cân bằng và không cân bằng, từ mixer xuống âm ly

Hướng dẫn đấu nối dây tín hiệu, dây âm thanh đầu Jack RCA

JACK RCA

Hướng dẫn đấu nối dây tín hiệu, dây âm thanh đầu Jack RCA - Đấu nối Jack 6 ly không đối xứng-RCA, đấu nối XLR-RCA một cách chính xác theo chuẩn quốc tế quy định


Địa chỉ phân phối thiết bị âm thanh TOA( TCA - Trung Chính Audio phân phối ủy quyền TOA số 1 Việt Nam )

HÀ NỘI

Showroom :488 Trần Khát Chân,Phố Huế, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tel: 024 36 36 60 60 /Hotline: 0902 188 722 /Email: kd@tca.vn

Demo hệ thống: 30 Phố Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai

Tel: (024) 33.600.161/Hotline: 0904 38 28 58 /Email: kd@tca.vn

HỒ CHÍ MINH

Showroom:365 Điện Biện Phủ - Phường 4 - Quận 3 - TP.HCM

Tel: 028.38.329.329 /Hotline: 0903 060 090 /Email: su@tca.vn

Demo hệ thống: 60/18 Đường số 18, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ ĐỨc

Tel: 028.3726.1122 /Hotline: 0903 602 246 /Email: Sales01@tca.vn

dai ly phan phoi Toa viet nam
  1. Thiết bị âm thanh TOA: Micro (micrô dây và micrô vô tuyến, mixer, tăng âm, loa, thiết bị xử lý âm thanh megaphone). Những thiết bị dùng cho biểu diễn nghệ thuật, thiết bị âm thanh nhạc nền, thiết bị dùng cho phòng thu, thiết bị âm thanh ở hội trường, phòng hội thảo, thiết bị hội họp từ xa, thiết bị thông báo công cộng, thiết bị thông báo trong trường hợp khẩn cấp.
  2. Camera giám sát bằng màn hình TOA: Các loại Camera, bàn điều khiển camera.

Tăng âm cố định để bàn | Tăng âm cơ động | Tăng âm xách tay không dây | Loa gắn trần | Loa hộp thông báo | Loa cột | Chiết áp | Loa dải rộng | Loa dải đồng trục | Loa vệ tinh Compact | Loa nén | Loa thiết kế nội thất  | Bộ phát lại âm thanh | Micro không dây UHF | Micro hồng ngoại không dây | Bộ phiên dịch không dây | Micro | Thiết bị hội thảo | Megaphone | Camera | Đầu KTS | Bộ điều khiển camera | Tư vấn mua thiết bị TOA

toa
https://online.gov.vn/HomePage/CustomWebsiteDisplay.aspx?DocId=15831

goi tu van chat zalo chat fb